Vietnamese People for Black Lives Matter
Người Việt Nam cho Black Lives Matter

Nếu bạn chưa biết hay hiểu rõ về những gì đang xảy ra ở Mỹ, trang web này sẽ giúp bạn.


Phong trào “Black Lives Matter” là gì?

#BlackLivesMatter được thành lập vào năm 2013 để đáp lại phán quyết trắng án dành cho kẻ sát nhân đã gây ra cái chết của Trayvon Martin. Black Lives Matter Foundation, Inc là một tổ chức quốc tế hoạt động tại Mỹ, Anh và Canada với nhiệm vụ xóa bỏ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và xây dựng quyền lực tại địa phương để can thiệp vào những hành động bạo lực đến từ nhà nước và các ủy ban trật tự mà cộng đồng người da đen phải chịu đựng. Bằng cách đấu tranh và xử lý các hành vi bạo lực, tạo điều kiện cho trí tưởng tượng và sự đổi mới của người da đen được phát triển bằng cách lấy niềm vui làm trọng tâm, chúng ta đang dần hướng đến những tiến bộ ngay tức thời cho cuộc sống của tất cả.


Chuyện gì đang xảy ra trên đất Mỹ?

Vào ngày 25 tháng 5, George Floyd, một người đàn ông da đen 46 tuổi (được biết với biệt danh là "Quý ông khổng lồ") đã bị sát hại. Trước đó, ông ấy đã ghé qua một cửa hàng nhỏ ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Hoa Kỳ để mua thuốc lá. Trong lúc thanh toán, một nhân viên thu ngân nghĩ rằng ông ấy đã đưa cho mình một tờ 20 đô la giả (không có bằng chứng để chứng minh đó là tiền giả) và tố cáo ông với cảnh sát. 4 sĩ quan cảnh sát (Derek Chauvin, J Alexander Kueng, Tou Thao và Thomas K. Lane) đã bắt giữ Floyd. Chauvin đã ấn Floyd xuống đất rồi lấy đầu gối mình áp vào cổ ông. Trong vòng 8 phút 46 giây, Floyd đã bị kẹp như vậy cho đến khi chết vì ngạt thở.
Chauvin và Floyd đã từng là đồng nghiệp của nhau. Trước khi Chauvin làm cảnh sát, hắn ta đã 18 lần bị buộc tội vì sử dụng quá nhiều bạo lực. Chauvin từng bắn một người đàn ông da đen khác và cũng đã bắn một người Mỹ bản địa bằng súng. Hành vi giết Floyd có thể không đơn thuần chỉ là một hành động bất cẩn mà là một vụ giết người có chủ ý. Tuy nhiên, Chauvin chỉ bị kết án tội giết người ở cấp độ ba. Như vậy là không đủ. 3 viên cảnh sát còn lại hoàn toàn không bị kết án. Đồng thời, tất cả các sĩ quan cảnh sát từng làm tổn thương người da đen ở Hoa Kỳ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào. Và điều này không hề công bằng.


Tên của một số người da đen đã bị cảnh sát giết

Đây mới chỉ là tên của một vài người da đen bị cảnh sát ở Mỹ sát hại. Người của các chủng tộc khác cũng có thể bị cảnh sát giết, nhưng chính cộng đồng người da đen lại là đối tượng bị nhắm vào và giết chỉ vì màu da của họ và điều này là vô cùng bất công.


Tại sao chúng tôi nói ACAB/All Cops Are Bastards (Tất Cả Cảnh Sát Đều Là Lũ Khốn)?

Chúng tôi dùng cụm từ ‘ACAB’ không phải để phê phán rằng mỗi cá nhân làm cảnh sát đều là người xấu, chúng tôi dùng nó để lên án lỗ hổng to lớn của một hệ thống - đó chính là lực lượng cảnh binh tại Mỹ. Các lực lượng cảnh sát tiên phong vốn được thành lập để thực thi chế độ áp bức nô lệ ở Mỹ dưới tên gọi là những đội tuần tra nô lệ. Hệ thống cảnh sát đã được xây dựng với nền tảng là sự phân biệt chủng tộc có hệ thống. Vì vậy, bất kì ai làm việc dưới hệ thống này đều có thể trở thành ‘đồng phạm’ của vấn nạn hạ thấp mạng sống của những người da màu. Đây cũng là lí do tại sao “Blue Lives Matter” (Mạng sống của cảnh sát là quý giá) là một tư tưởng sai lệch. Hãy luôn nhớ rằng, cảnh sát có thể chọn công việc của họ, còn người da đen thì không có quyền được chọn màu da của mình.


Tại sao các phong trào mang tên “All Lives Matter” (tất cả mạng sống đều quan trọng) và “Blue Lives Matter” (mạng sống của cảnh sát là quý giá) lại là những tư tưởng sai trái?

Vâng, đúng là mạng sống của tất cả mọi người đều quan trọng, nhưng cụm từ “All Lives Matter” lại được sử dụng với mục đích làm lu mờ ý nghĩa của "Black Lives Matter", và tư tưởng này được tạo nên bởi chính những người da trắng thượng đẳng. Chúng tôi hô to khẩu hiệu "Black Lives Matter" bởi vì người da đen đang phải gánh chịu nhiều áp bức và là nhóm nạn nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống vẫn còn đang hiện hữu không chỉ là ở Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới này.


Những người biểu tình =/= Những kẻ cướp phá

Truyền thông thường phác hoạ những người tham gia biểu tình (protesters) như là những kẻ cướp phá (looters). Nhưng không phải ai đi biểu tình cũng đi cướp, và hầu hết những tên cướp phá cũng không phải là dân biểu tình. Theo Dana Fisher, một nhà Xã hội học tại trường Đại học Maryland, người đã nghiên cứu về biểu tình suốt 20 năm qua, cô cho biết nguy cơ để những người biểu tình hoà bình đi cướp phá và đốt cháy ngẫu nhiên là rất hiếm gặp. Rất nhiều người đến các địa điểm tổ chức biểu tình với nhiều động cơ khác nhau, và những người muốn yên bình sẽ biểu tình trong hoà bình. Những người trong nhóm cướp phá cũng có nhiều động cơ khác nhau. Một nghiên cứu của Dynes và Quarantelli vào năm 1968 cho hay, các hành động cố ý phá hoại trong các cuộc biểu tình thường nhắm đến những hiện vật hoặc các toà nhà - các biểu tượng có giá trị. Ví dụ, họ thường xuyên tấn công các biểu tượng của quyền lực và sự thống trị - như là toà nhà CNN hay xe cảnh sát, thay vì các khu căn hộ. Hầu hết những kẻ cướp phá hoàn toàn không liên quan đến nhóm người biểu tình, họ chỉ muốn lợi dụng thời cơ để tạo nên sự hỗn loạn và phá hoại (động cơ có thể là vì những tháng ngày bị bắt ở nhà bởi COVID-19). Hành động cướp phá có vẻ như thường được động viên bởi cảnh sát và phía truyền thông. Hơn nữa, hành động của cảnh sát phản chiếu hành động của người dân biểu tình. Khi cảnh sát dùng đạn cao su, bom khói, và xịt hơi cay lên phía người biểu tình hoà bình, họ cũng sẽ bắt đầu trở nên giận dữ hơn - trong một số trường hợp, một vài người biểu tình sẽ bắt đầu cướp phá.


Bạn có thể làm gì để ủng hộ phong trào Black Lives Matter?

Chia sẻ nguồn thông tin này!

Email: [email protected]

( Made with Carrd )